Có những cách bảo quản mật ong nào lâu mà vẫn giữ được nguyên chất lượng và mùi vị. Những điều nghe tưởng chừng là không thể nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản. Hôm nay, Chanh Tươi sẽ mách bạn cách bảo quản mật ong đúng cách để sử dụng được lâu nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Mục lục
- 1 1Mật ong để được bao lâu?
- 2 2 Dụng cụ để bảo quản mật ong
- 3 3 Cách bảo quản mật ong đúng cách
- 4 4 Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp
- 5 5Cách bảo quản mật ong khỏi bị kiến
- 6 6Nhiệt độ và chỗ để mật ong nào hợp lí nhất?
- 7 7 Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh không?
- 8 8 Lưu ý khi bảo quản mật ong
- 9 9 Giải đáp một vài thắc mắc về mật ong
- 10 10. Phần kết
1Mật ong để được bao lâu?
Trung bình mật ong chỉ nên sử dụng trong vòng 2 năm kể từ khi khai thác. Còn với từng loại mật ong thì thời gian sử dụng tốt nhất như sau:
- Với mật ong rừng, do có tiếp xúc với phấn hoa nên dễ lên men, gây chua, vì thế chỉ dùng được trong 2 năm.
- Với mật ong nuôi, bạn có thể sử dụng đến 3 năm, sau đó không nên dùng tiếp.
- Với các loại mật ong không rõ ngày lấy mật thì bạn không nên mua nhiều và cần sử dụng nhanh, không dự trữ lâu để tránh mật ong bị hư, không dùng được.
2 Dụng cụ để bảo quản mật ong
Chai lọ, bình đựng thủy tinh
Chai lọ, bình đựng thủy tinh là lựa chọn lý tưởng vì độ thẩm mỹ cao, rắn chắc, không màu, không gây mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến mật ong. Tuy nhiên, loại vật liệu này khá dễ vỡ nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng nhé!
Chai nhựa plastic
Nếu sử dụng chai nhựa plastic để bảo quản mật ong thì bạn cần lựa chọn loại nhựa chất lượng cao, tốt và an toàn.
Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ vận chuyển, không bị vỡ khi va đập mạnh nên có thể đảm bảo mật ong chứa đựng bên trong được bảo toàn.
Không nên đựng mật ong trong chai lọ gỗ hoặc kim loại
Bạn không nên sử dụng chai lọ gỗ hoặc kim loại để bảo quản mật ong, điều đó hoàn toàn không có lợi.
Mật ong khi đựng lâu ngày trong lọ gỗ sẽ hấp thụ mùi của gỗ, làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mật ong bên trong, chưa kể loại vật liệu này khá dễ bị mốc khi gặp môi trường ẩm ướt.
Còn với các chai lọ bằng kim loại để đựng mật ong thì lâu dần các chất có trong kim loại và mật ong có thể kết hợp với nhau, gây nên độc tố. Vì thế, bạn cần tránh dùng 2 vật liệu này khi bảo quản mật ong nhé!
3 Cách bảo quản mật ong đúng cách
Đầu tiên, để mật ong luôn ngon và giữ đúng chất vị vốn có, bạn cần đựng chúng trong những vật dụng thật kín, có thể là: Một lọ thủy tinh hay một hộp nhựa kín nắp. Điều này còn giúp mật ong tránh khỏi những con côn trùng xung quanh tấn công.
- Tuy nhiên với mật ong rừng thì nó sẽ sủi bọt và tạo khí gas nhiều hơn, nên bạn có thể đạy bằng các tấm vải có lỗ thoáng khí hoặc dùng các nắp có lỗ thoáng nhỏ nhằm tránh tình trạng mật bị phun trào ra ngoài.
- Để mật ong ở những nơi thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào tránh bị lên men hoặc biến chất
- Không nên đặt mật ong ở nơi tối ẩm thấp hay nền đất lạnh sẽ khiến mật ong dễ bị kết tinh
- Không đặt mật ong ở các nơi có nguồn nhiệt cao sẽ gây biến tính
- Tránh để nước lọt vào trong chai, hũ mật ong tránh làm hỏng
4 Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp
Mật Ong còn nguyên sáp, dù là mật nuôi, hay mật rừng. Các anh chị nếu có mua, hoặc được tặng cả tảng mật lẫn sáp! Nhiều người thích để nguyên như vậy, thi thoảng bẻ hoặc xắt lấy 1 miếng sáp lẫn mật ăn ngon lành.
Ngon thì tất nhiên là ngon rồi, nhưng bạn nên cố gắng vắt bỏ phần mật ra khỏi sáp càng sớm càng tốt. Tối đa trong vòng 5 đến 6 tháng là phải vắt mật ra khỏi sáp. Để quá lâu, sáp sẽ gây lên men, mật lẫn sáp sẽ bị chua, hỏng.
5Cách bảo quản mật ong khỏi bị kiến
Có 3 cách để mật ong của bạn khỏi bị kiến trong quá trình bảo quản, đó là: lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng, để lọ mật ong trong chén nước nhỏ hoặc đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn.
Lau sạch miệng lọ sau khi sử dụng
Trong lúc dùng mật ong, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi việc mật ong bám lại trên các vị trí như miệng lọ, nắp lọ,… và đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bị kiến vào.
Vì thế, bạn cần chú ý dùng khăn lau sạch phần miệng lọ mật ong sau khi sử dụng xong, kết hợp vặn kín nắp lọ để kiến không nghe thấy được mùi.
Để lọ mật ong trong chén nước nhỏ
Đây là cách làm phổ biến để tránh việc kiến bám vào những thực phẩm có vị ngọt như đường, mật ong,…
Kiến sợ nước, vì thế bạn hãy cho nước vào khoảng 1/3 chén, sau đó đặt lọ mật ong vào giữa, như vậy kiến sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong nữa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc nước bị đọng xuống sàn hoặc bất cẩn làm đổ chén nước nhé!
Đậy kín lọ mật ong trong hộp nhựa lớn
Một cách đơn giản và hiệu quả khác để tránh mật ong bị kiến đó là cho lọ mật ong vào hộp và đậy kín. Việc tạo thêm 1 “bức tường rào khép kín” này sẽ giúp ngăn chặn kiến nghe mùi, cũng như cũng sẽ khó có thể vào được bên trong hộp đựng.
6Nhiệt độ và chỗ để mật ong nào hợp lí nhất?
Chỗ tối, râm mát, nhiệt độ lý tưởng là từ 21 -> 26 độ C.
Không được đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời xuyên chiếu, mật sẽ nhanh đổi màu, biến chất, lên men và bị chua nếu để dưới ánh sáng mặt trời 1 thời gian dài/nóng.
Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở miền Bắc, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh.
Cất giữ mật ong ở những giá, kệ tủ bếp là nơi lý tưởng. Không được đặt sát bếp gas, bếp từ, nơi các nguồn nhiệt cao.
Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.
Đặc biệt chú ý đối với mật ong rừng, nguyên tắc là không bao giờ được đóng kín nắp, mật ong rừng tạo khí gas dữ dội, đặc biệt khi thời tiết nóng. Nếu đóng nắp quá chặt, khi mở nắp, rất dễ mật bị phun, trào ra ngoài. Hãy dùng tay vặn chặt nắp, rồi nhẹ xoay ngược theo chiều ngược lại 1 chút, làm sao để có không khí lưu thông (dù ít), nhưng không đủ rộng để cho kiến, hay các côn trùng khác chui vào chai/lọ mật.
7 Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh không?
Việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh cũng đang gặp rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Để trả lời câu hỏi này thì các bạn cần nắm rõ:
– Mật ong ở dạng lỏng, sệt khi ở nhiệt độ 25~ 32 độ C. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 18 độ thì sẽ diễn ra quá trình kết tinh hay còn gọi là mật ong đóng đường với những lạt liti mịn và đều nhau bám ở cổ chai, thân chai hoặc đáy chai.
Mà nhiệt độ tủ lạnh thì chắc chắn là thấp hơn 18 độ C rồi nên bạn không nên để mật ong trong tủ lạnh. Mật ong nguyên chất bảo quản thông thường cũng có thể dùng 1-2 năm. Nên việc cho mật ong vào tủ lạnh vừa không giúp bảo quản mật ong lâu hơn mà còn khiến các dưỡng chất có lợi bị mất đi.
Nhiệt độ phòng sẽ là nhiệt độ tốt nhất để bảo quản mật ong. Nếu để mật ong nóng quá hay lạnh quá đều sẽ khiến chúng bị biến chất hoặc mất đi hương vị vốn có ban đầu. Nên việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh được không thì mình khuyên rằng không nên cho mật ong vào tủ lạnh bạn nhé.
8 Lưu ý khi bảo quản mật ong
Không để mật ong gần những nơi có mùi
Mật ong khá dễ bị lây mùi từ những vật phẩm khác, vì thế bạn cần để mật ong tránh xa các vật gây mùi làm mất đi hương thơm đặc trưng của mật ong.
Các loại thực phẩm cần đặt xa mật ong có thể kể đến như: thịt bò, cá, hành, tỏi,…
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mật ong
Ánh nắng cũng là nguồn tạo nhiệt cho nên đây không phải là điều tốt để bảo quản mật ong.
Mặc dù ánh nắng mặt trời mang đến nhiều tác dụng, tuy nhiên lâu dần sẽ làm mật ong chuyển màu, gây mùi và bị hư hỏng.
Hạn chế không khí và nước lọt vào lọ đựng mật ong nguyên chất
Nước và không khí là những nguyên nhân gây hư hại mật ong. Trong không khí có nhiều bụi bẩn, dễ làm mật ong bị oxy hóa làm biến đổi chất dinh dưỡng vốn có của mật ong.
Còn nước thì khi kết hợp với mật ong trong thời gian nhất định sẽ làm chúng lên men, không thể sử dụng được nữa.
Khi bảo quản, cần chú ý không nên vặn nắp quá chặt vì sẽ dễ tạo ra khí gas và sủi bọt, nên bạn chỉ cần vặn nhẹ là được. Việc vặn nhẹ nắp này cũng đủ để đảm bảo nước và không khí bên ngoài không vào được lọ, chai, giúp ổn định chất lượng mật ong bên trong.
9 Giải đáp một vài thắc mắc về mật ong
– Làm sao để biết biết mật ong đã bị giảm chất lượng?
Sau một thời gian sử dụng mật ong, mặc dù vẫn còn hạn sử dụng nhưng mật ong xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn hãy vứt ngay đi nhé!
- Màu sắc: Mật ong có rất nhiều màu sắc (vàng, nâu cánh gián, đen,…) nếu mật ong càng ngày càng tối màu so với màu gốc ban đầu thì chất lượng mật đã bị giảm xuống.
- Mùi vị: khi nếm thử không còn cảm nhận được vị ngọt ban đầu mà thay vào đó là vị chua, cay, nổi bọt khí, có thể là lọ mật của bạn đã bị lên men.
- Hương vị: Khi nếm mật ong ngon thường có vị ngọt thanh thay vào đó nếu bạn thấy có vị chua xen lẫn vị ngọt là mật đã bắt đầu hư
– Tại sao mật ong bảo quản lâu?
Thành phần chính của mật ong là đường, nó chiếm đến 70%, đặc tính hóa học độ ẩm thấp nên vi khuẩn không thể phát triển. Ngoài ra độ pH của mật ong từ 3-4.5 nên có tính acid. Với tính acid này thì sẽ giết chết gần như mọi vi khuẩn phát triển trong mật ong. Trong dạ dày của ông còn có enzyme glucose oxydase, ong thợ sẽ nhả enzyme này trộn lẫn với mật hoa rồi thủy phân glucose tạo ra axit gluconic và hydroxy peroxide có tính khử trùng, kháng khuẩn mạnh. Chính tính kháng khuẩn này giúp chống lại tất cả những thứ gây hại hay phát triển bên trong mật ong.
10. Phần kết
Như vậy, là chúng tôi đã hướng dẫn bạn xong cách bảo quản mật ong. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn, giúp bạn luôn có một hũ mật ong thơm ngon.