do-cung-ram-thang-7-1

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Việc chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 đầy đủ được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Lễ cúng rằm tháng 7 tổ chức khi nào?

Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Đây không chỉ là ngày lễ lớn theo đạo Phật mà còn là ngày lễ Vu Lan để chúng ta báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng với cha mẹ, tưởng nhớ những vong hồn lang thang nơi dương gian, tạ ơn thần linh.

Thông thường ngày rằm sẽ là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng rằm sẽ diễn ra vào đúng ngày đó.Tuy nhiên cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể cúng từ ngày mồng 2 đến ngày 14 âm lịch. Không cần thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần cúng có thời gian cúng và có thành tâm khi cúng là được.

Việc cúng phải trước ngày 15 âm lịch là do theo quan niệm dân gian, Diêm vương sẽ mở cửa Quỷ môn Quan từ ngày 2-14/7 âm lịch để các vong hồn được về với trần thế, dương gian nhận những độ vật mà người dân tế cúng.

Bởi vậy vào những ngày này, các gia đình thường chuẩn bị những đồ cúng rằm tháng 7 để cúng và mời linh hồn những người thân đã khuất về dùng cơm. Ngoài ra cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho những âm linh vất vưởng, không chỗ nương thân.

Khi cúng rằm bạn cũng cần lưu ý các khung giờ tốt để sắp xếp lễ cúng thành tâm nhất:

  • Cúng Phật: Cúng vào buổi sáng
  • Cúng gia tiên: Cúng vào 10 – 11h.
  • Cúng chúng sinh:  Cùng từ 17h – 19h
do-cung-ram-thang-7-1
Có thể cúng rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14 âm lịch không cần chọn ngày đẹp

Hướng dẫn cách chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 đơn giản

Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 các gia đình sẽ phải chuẩn bị những lễ vật cúng gồm:

  • Lễ cúng Phật
  • Lễ cúng tại nhà gia tiên
  • Lễ cúng cô hồn, chúng sinh
  • Lễ cúng thần tài

Để hiểu rõ hơn về lễ vật cúng rằm tháng 7, dưới đây là gợi ý cách chuẩn bị đồ lễ để cúng  bạn có thể tham khảo nhé:

1. Đồ lễ cúng Phật

Chuẩn bị đồ lễ cúng ngày này là để tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ. Do đó những nhà theo Phật giáo vào ngày này cũng thực hiện lễ cúng phật để tỏ lòng thành kính với các ngài. Lễ cúng Phật nên được thực hiện ban ngày và nên cúng vào buổi sáng là tốt nhất.

Thông thường mâm cỗ để dâng lên các vị chư Phật là các món chay để thể hiện sự thành kính, tôn trọng và thực hiện theo luật nhân quả, không sát sinh.

Những lễ vật cần chuẩn bị để làm mâm cỗ cúng Phật bao gồm:

  • Xôi trắng nấm hương, hoặc xôi đỗ xanh, xôi gấc, hay xôi vò hạt sen,…
  • Trái cây hoa quả, hoa tươi.
  • Nem nấm hoặc nem chay
  • Giò hoặc chả chay.
  • Canh nấm, canh bóng chạy hoặc canh rau củ.
  • Cải thìa sốt nấm hương;
  • Đậu hũ non sốt nấm.
  • Bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị các món ăn khác tùy theo sở thích và điều kiện của mỗi gia đình.
do-cung-ram-thang-7-2
Mâm cỗ cúng Phật ngày rằm tháng 7

2. Đồ cúng rằm tháng 7 tại nhà, cúng gia tiên

Chuẩn bị đồ lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 thể hiện sự thành kính, trân trọng, tri ân với những người đã khuất. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ, tươm tất và chế biến các món ăn sạch sẽ đầy đủ dinh dưỡng.

Mâm cúng ngày thường bao gồm các món mặn  hoặc các món chay tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh văn hóa của mỗi gia đình. Bên cạnh đó mâm cúng phải thêm hương hoa, nến, tiền vàng mã hoa quả và các đồ vật như quần áo, giày dép làm từ giấy dành riêng cho người cõi âm để họ có cuộc sống được đầy đủ sung túc hơn.

Dưới đây là danh sách các đồ cúng để chuẩn bị mâm cỗ gia tiên bạn có thể tham khảo nhé:

  • Gà trống luộc;
  • Xôi;
  • Giò lụa;
  • Chả giò rế;
  • Miến gà;
  • Canh sườn bí, canh măng, chả nem,
do-cung-ram-thang-7-3
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7

3. Đồ lễ cúng cô hồn, chúng sinh

Ngoài mâm cúng Phật, cúng gia tiên, bạn cũng nên chuẩn bị đồ lễ cùng rằm tháng 7 cho những linh hồn vương vấn nơi trần thế.

Mâm cúng cô hồn này thường được diễn ra ngoài trời, khu đất trống, vỉa hè ít người qua lại hoặc trước nhà vào thời gian buổi chiều tối hoặc chạng vạng. Đặc biệt tuyệt đối không được cúng cô hồn chúng sinh ở trong nhà vì có thể sẽ khiến cô hồn đi vào trong nhà, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình bạn.

Đồ lễ cúng chúng sinh thường không có đồ mặn chỉ gồm các món chay và hoa quả kẹo bánh. Một số lễ vật cần chuẩn bị bạn có thể tham khảo như sau:

  • Cháo trắng nấu loãng: 12 bát;
  • Các loại bánh kẹo, bỏng ngô, nhiều loại
  • Hoa quả theo mùa: ngũ quả
  • Quần áo chúng sinh làm bằng giấy với nhiều màu sắc;
  • Tiền vàng, điện thoại giấy;
  • Nước lọc;
  • Gạo: 1 đĩa;
  • Muối: 1 đĩa;
  • Đường thẻ: 12 cục;
  • Hương: 3 nén;
  • Nến: 2 ngọn
do-cung-ram-thang-7-4
Đồ cúng cô hồn chúng sinh rằm tháng 7

Thông thường sau khi cúng ngoài trời xong, gia chủ sẽ rải gạo và muối 2 bên cống để âm linh sẽ ăn tránh đi theo vào nhà. Vàng mã mang đốt cháy để vong hồn nhận được.

4. Đồ cúng Thần Tài rằm tháng 7

Để chuẩn bị nghi lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7 được đủ đầy và trang trọng nhất, bạn cần chuẩn bị những đồ cúng rằm tháng 7 như sau. Lễ vật này bạn có thể thay đổi theo sở thích và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình, từng vùng miền nhé.

  • Gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt sạch, thuốc lá
  • Bộ tam sên gồm thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm
  • Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng…)
  • Tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, đèn cầy (nến), hương thắp (nhang)
  • 3 chén nước và 3 chén rượu
  • Trái cây: Mua đủ 5 loại quả (ngũ quả)
  • Trầu cau: 1 quả cau và 1 lá trầu
  • Xôi đỗ xanh
  • Có thể thêm một vài món mặn khác
do-cung-ram-thang-7-5
Mâm cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7

Lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng 7

Để buổi lễ cúng rằm được diễn ra trang nghiêm và thành kính nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đồ lễ cúng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ.
  • Cần mặc quần áo chỉnh tề gọn gàng, trang nghiêm, không mặc quần áo hở hang khi cúng.
  • Khi làm lễ không được nói chuyện cười đùa.
  • Khi chuẩn bị mâm cúng phật, thần linh và gia tiên sẽ cúng ở trong nhà, còn mâm cúng chúng sinh sẽ diễn ra ở ngoài trời, trước cửa nhà.
  • Mâm lễ cúng phật phải được ở vị trí cao nhất, rồi đến mâm cúng thần linh, sau cùng là mâm cúng gia tiên, ông bà, cha mẹ.
  • Sau khi hoàn tất xong nghi lễ cúng, bạn phải đứng từ trong nhà rải muối và gạo ra bên ngoài. Tuyệt đối không được đứng theo chiều ngược lại vì rất có thể vong hồn sẽ theo bạn vào nhà.
  • Ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều hồn linh đi khắp nơi, vì vậy để tránh nhầm lẫn, khi chuẩn bị đồ lễ bạn phải ghi đầy đủ tên người nhận. Đặc biệt khi đọc văn khấn đọc rõ tên của thần linh và thổ địa trước rồi mới đọc tên hương hồn người nhận.

Hy vọng những thông tin mình vừa chia chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 được đầy đủ và trang nghiêm nhất.

By admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *