Vào ngày Tết Hàn Thực hàng năm, gia đình Việt nào cũng đều bận rộn để chuẩn bị những địa bánh chay, bánh trôi để cúng tết. Tuy đây là một cái Tết đặc biệt của dân tộc, thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng đều biết được nguồn gốc hay ý nghĩa của các Tết này. Hiểu được lẽ đó, hôm nay Chanh Tươi sẽ giải đáp và thông tin đến bạn một vài điều “bí mật” về ngày lễ này. Cùng dành thời gian đọc ngay ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
Tết Hàn Thực là tết gì? trong năm 2023 là ngày nào âm lịch, dương lịch
Ngày lễ Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày tết chủ yếu xuất hiện tại các tỉnh Trung Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và thường được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới.
Vào ngày lễ này mọi người thường xay bột, nấu đậu xanh, tự làm các món bánh chay, bánh trôi, nấu chè xôi,… để lễ Phật và cúng tổ tiên.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được dịch là Cold Food Festival hay Hanshi Festival.
Nguồn gốc
Sở dĩ của ngày Tết này là nhờ sự bắt nguồn từ một điển tích cổ từ Trung Quốc. Điển tích ấy nói về lòng biết ơn, sự cảm kích của vị vua thời Xuân Thu khi ấy đối với vị hiền sĩ trung thành đã bên người 19 năm trời ròng rã để phò tá. Cả hai đã cùng trải qua biết bao nhiêu gian khổ khó khăn. Thậm chí ngay trong thời kỳ đói kém thiếu lương thực, người hiền sĩ trung thành ấy còn cắt thớ thịt ở đùi của mình để nấu canh dâng cho vua ăn.
Bởi lẽ đó, khi vị hiền sĩ chết đi vào ngày 3/3 âm lịch, nhà vua ấy đã chọn ngày này là ngày Hàn Thực như để ghi nhớ về công ơn, về sự trung thành cũng như cảm cách cho vị “bằng hữu” đã khuất của mình.
Ý nghĩa của tết Hàn Thực bánh trôi, bánh chay
Tưởng nhớ đến người thân đã khuất
Về ý nghĩa mặt chữ thì “Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.
Cụ thể trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã đề cập đến ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, chết do cháy rừng.
Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót và dùng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, âm lịch hàng năm để tưởng niệm đến Giới Tử Thôi.
Nhưng tại Việt Nam, Tết Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa, họ đặc biệt chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên, thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành.
Thể hiện truyền thống dân tộc
Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca. Hình ảnh bánh trôi nước được nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ, sự tảo tần,…
Với phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, được nắn dạng viên tròn, bên trong là nhân đường đỏ, chỉ cần luộc chín với nước sôi sẽ trở thành bánh trôi. Bánh chay nắn dạng tròn hơi dẹt, không có nhân, sau khi được luộc chín ăn cùng với nước đường.
Thể hiện rõ ràng nét văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta, khi cả 2 loại bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thể hiện truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân.
Tết Hàn Thực – Ôn lại chuyện xưa
Vào ngày này hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nắn những viên bánh trôi, bánh chay. Sau đó sẽ vừa thưởng thức vừa chia sẻ với nhau về những mẫu chuyện của riêng mình, những mẫu chuyện xưa của dân tộc.
Trong số những mẫu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến sự tích ” Lạc Long Quân – Âu Cơ”, đặc biệt hình ảnh bánh trôi giúp mọi người lên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Dần dần ngày lễ Hàn Thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay và cả những câu chuyện xưa.
Thể hiện lòng thành với tổ tiên
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực.
Thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại cùng chuẩn bị những viên bánh trôi trắng tinh khiết, cẩn thận nắn thành dáng tròn đều. Sau khi dâng lên tổ tiên, mọi người sẽ cùng với nhau thưởng thức những viên bánh trôi tròn đầy cùng với hương vị ngọt ngào, tận hưởng không khí gia đình viên mãn.
Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa
Được biết ngày lễ Tết Hàn Thực mang mong muốn cho mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.
Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ “mẹ tròn con vuông”.
Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong lễ Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.
Mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực cúng gì?
Thông thường, theo truyền thống truyền từ bao đời nay của nhân dân ta thì mâm cỗ cúng dâng lên bàn thờ vào ngày 3/3 bao gồm các món như hoa quả, trầu cau và 3 hoặc 5 bát bánh trôi, bánh chay. Sở dĩ phải nên đặt mâm bánh trôi, bánh chay này theo số lẻ bởi vì theo quan niệm của cha ông ta, số lẻ tượng trưng cho tâm linh. Nếu nói về mặt phong thủy, số lẻ chính là tượng trưng cho những điều may mắn (dương) còn các số chẵn như 2,4,6,.. là số chẵn sẽ tượng trưng cho những điềm không may (âm).
Bởi thế, từ đó đến nay cha ông ta đều dâng từ 3 đến 5 bát banh chay bánh trôi lên bàn thờ mỗi dịp tết này đến như thể hiện cho mong ước cầu xin được gặp nhiều điều may mắn, bình an trong cuộc sống với tổ tiên, cội nguồn của mình. Thêm nữa, tuy các món bánh này có kính thước nhỏ, thế nhưng chúng cũng tượng trưng cho sản vật từ mùa lúa bội thu của dân ta, khi dâng lên ông ba tổ tiên cũng chính là một lời cầu nguyện cho sự thuận hòa mua gió trong những đợt mùa màng tiếp theo.
Xem thêm: Văn khấn Tết Hàn thực 2023, cúng giờ nào? mâm cúng gồm gì?
Những lưu ý cấm kỵ ngày Tết Hàn Thực
Có một vài điều đặc biệt bạn cũng cần ghi nhớ để tránh thực hiện trong ngày tết này nếu mong muốn cả năm được thuận lợi hanh thông. Chẳng hạn như, đối với người dân Trung Hoa, trong ngày tết này mọi người sẽ cần phải kiêng đốt lửa và thực hiện ăn chay cả ngày. Và Việt Nam mình cũng vậy, tuy không kỵ đốt lửa, thế nhưng người dân bắt buộc phải ăn chay vào ngày này và làm bánh chay, bánh trôi để thắp hương. Đặc biệt, thêm một điều kiêng kỵ đặc biệt quan trọng bạn cần nhớ đó là trong ngày tết 3/3 này tuyệt đối không được ăn mặn hay cúng đồ mặn để mọi việc đều được thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh?
Nhiều người có nghi vấn rằng liệu ngày lễ Hàn Thực và ngày lễ Thanh Minh có phải là một? Trên thực tế 2 ngày lễ này hoàn toàn tách biệt với nhau. Để nhìn nhận rõ hơn vấn đề này, Chanh Tươi sẽ làm bảng so sánh dưới đây để bạn có thể dễ dàng so sánh những điểm giống và khác nhau của 2 ngày lễ nhé.
Lễ Hàn Thực | Lễ Thanh Minh |
Xuất hiện hàng năm tại các quốc gia như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam | Xuất hiện tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên |
Ngày lễ không kéo dài, chỉ diễn ra vào ngày 3 tháng 3 (âm lịch). | Diễn ra trong nhiều ngày, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (Dương lịch), kéo dài đến ngày 21 tháng 4. |
Được xét theo âm lịch | Được xét theo dương lịch |
Vào ngày này con cháu thường dâng lên ông bà tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Ngày lễ Hàn Thực vì vậy còn được gọi là Tết bánh trôi – bánh chay. | Vào Tết Thanh minh, con cháu thường đi thăm viếng, tảo mộ và chăm sóc mộ phần của ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Ngoài ra, nhiều gia đình muốn sửa sang, xây dựng lại mộ phần cho ông bà tổ tiên thường đợi đến ngày Thanh minh mới động thổ. |
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ phía trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ Hàn Thực là gì, cũng như những ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Tết này. Chúc bạn sẽ có một ngày lễ Tết Hàn Thực thật đầm ấm bên gia đình nhé.